Nhiều giảng viên tại Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết họ hết sức buồn và lo lắng bởi nhà trường thông báo không tiếp tục ký hợp đồng lao động vì không có tiền trả lương.
![]() |
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam không tuyển được sinh viên nên giảng viên chịu cảnh mất việc |
Đang yên lành, hàng trăm người bị mất việc đồng nghĩa với hàng trăm gia đình có nguy cơ lâm cảnh khó khăn. “Chúng tôi được nhà trường thông báo sẽ không ký hợp đồng và mong được thông cảm vì trường không có tiền. Cầm lá đơn xin nghỉ việc mà trường đã soạn sẵn, tôi run hết cả người” – một nữ giảng viên tại trường này cho hay.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, xác nhận trường vừa ra thông báo cho các giảng viên sẽ không tiếp tục ký hợp đồng trong thời gian tới vì trường gặp khó khăn, không có tiền để trả. Trong số 118 người nằm trong đề án tinh giản lao động, từ nay đến cuối năm sẽ có 44 giảng viên phải nghỉ việc, năm 2016 có hơn 40 giảng viên và số còn lại sẽ bị cho nghỉ trong năm 2017.
Theo ông Dũng, nhà trường gặp khó khăn bởi tình hình tuyển sinh những năm gần đây liên tục giảm và không ổn định ở các ngành nghề. Đặc biệt, năm 2015, cơ chế tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định điểm đầu vào đại học thấp nên tình hình tuyển sinh bậc CĐ, trung cấp rất khó khăn.
Tính đến thời điểm này, nhà trường mới tuyển được hơn 1.300/3.750 chỉ tiêu. Hiện toàn trường có 3.325 HSSV trong khi đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của trường lên đến 326 người, dẫn đến tình trạng thừa người thiếu việc. “Trong số 173 lao động hợp đồng có thời hạn, sẽ có 118 người phải mất việc trong 3 năm tới. Những giảng viên biên chế cũng sẽ được tính đến việc tinh giản hoặc luân chuyển sang các bộ phận khác” – ông Dũng nói.
Ông Lương Văn Vui, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam, cho biết nhà trường đã làm đủ mọi cách, kể cả cử các đoàn về tận các thôn, xã để vận động HSSV nhưng việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn, có ngành chỉ tuyển được vài người. Trước tình cảnh đó, trường không còn cách nào khác ngoài việc phải giảm số lượng giảng viên.
Theo ông Vui, mỗi năm trường được UBND tỉnh Quảng Nam cấp 11 tỉ đồng, nguồn thu của trường khoảng 17 tỉ đồng nhưng mỗi tháng phải trả khoảng 1,5 tỉ đồng tiền lương (chưa tính bảo hiểm). Vì lượng giảng viên đông trong khi HSSV ít nên trong năm 2015, trường bị thâm hụt đến 1,3 tỉ đồng. Với số lượng HSSV như hiện nay, dự kiến trong năm 2016 sẽ bị thâm hụt đến 5,8 tỉ đồng.
Theo Tr. Thường/Người lao động.
" alt=""/>Không tuyển được sinh viên, 118 giảng viên mất việcTrong một loạt các dòng tweet được chia sẻ, Kuo dự đoán việc sản xuất hàng loạt AirPods Pro thế hệ thứ hai sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2022. Ông cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên Apple chuyển dây chuyền sản xuất một sản phẩm chủ đạo ra xa khỏi Trung Quốc.
Apple được cho là tiếp cận các đối tác sản xuất tại Việt Nam để sản xuất hộp sạc cho AirPods Pro 2. Quá trình sản xuất có thể bắt đầu diễn ra từ tháng 7/2022.
Dự đoán của Kuo trùng hợp với các báo cáo trước đó, rằng Apple đang xem xét mở rộng sản xuất hàng loạt sản phẩm chính của mình bên ngoài Trung Quốc. Báo cáo đã đề cập đến Việt Nam và Ấn Độ như hai lựa chọn khả thi. Lý giải cho lựa chọn này, Apple cho biết, đây là môi trường sản xuất tốt, cũng như chuỗi cung ứng (dây chuyền lắp ráp thiết bị) tại Việt Nam không quá phức tạp.
Tuy nhiên, Kuo thông tin các nhà cung cấp Luxshare ICT và Goertek của Trung Quốc vẫn sẽ là nhà lắp ráp chính của AirPods Pro 2. Các công ty sẽ chỉ thiết lập địa điểm sản xuất tại Việt Nam, vì ở đó sẽ dễ dàng hơn so với ở Ấn Độ.
Bất chấp các báo cáo Apple đang chuyển sang USB-C, Kuo chia sẻ, họ sẽ không bắt đầu quá trình đó với AirPods Pro 2. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Apple cập nhật sản phẩm AirPods Pro kể từ khi ra mắt vào năm 2019. Các báo cáo trước đây cho biết, thế hệ thứ hai của tai nghe này sẽ được loại bỏ phần thân. Nếu đúng, nó sẽ có thiết kế rất giống các tai nghe in-ear khác.
Ngoài ra, các tin đồn cho biết AirPods Pro 2 sẽ có khả năng theo dõi sức khỏe, hộp sạc cải tiến và chất lượng âm thanh tốt hơn.
Thái Hoàng
" alt=""/>Apple chọn Việt Nam để sản xuất hộp sạc cho AirPods Pro 2?Sự việc xảy ra ở Trường Stejaru, hạt Tulcea, Romania.
Hình ảnh từ đoạn phim cho thấy cô giáo này tát rất mạnh vào mặt cậu bé đang khóc ít nhất 6 lần trước sự chứng kiến của cả lớp.
Một học sinh khác trong lớp đã quay lại cảnh này bằng điện thoại vì trong cùng ngày, cô giáo này đã đánh 2 học sinh khác trước đó.
Mẹ cậu bé vô cùng đau đớn khi chia sẻ: “Thằng bé rất sợ cô ấy từ khi nó bị tát một cách quá tàn nhẫn. Khi tôi xem những cảnh đó, tôi thấy đau đớn vô cùng. Đó là con tôi!”.
Trong khi đó, mẹ của em học sinh quay lại sự việc cho biết: “Con gái tôi học cùng lớp và 3 học sinh đã bị cô ấy đánh vào ngày hôm đó”.
“Việc con gái tôi phải chứng kiến những cảnh này thật đau lòng. Con bé đã rất sợ khi nhìn thấy lần đầu tiên, rồi đến lần thứ hai, nhưng đến lần thứ 3 con bé đã lấy điện thoại ra quay lại”.
Giáo viên này không được cho biết tên, tuy nhiên cô là một giáo viên đã về hưu, được nhà trường điều động khi thiếu giáo viên.
Đoạn video hiện đã được giao cho các cơ quan chức năng tiến hành điều tra.
Bà Mioara Ranciu – thanh tra trường học hạt Tulcea – cho biết: “Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc điều tra, nói chuyện với các phụ huynh và quản lý nhà trường, đồng thời đưa ra những biện pháp cần thiết”.